Nghị định 70/2021/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/9, với nội dung sẽ siết chặt các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube…Nghị định 70/2021/NĐ-CP đã có những sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 năm 2013, quy định rất chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Những nền tảng xuyên biên giới như: Facebook, Google, Youtube…sẽ buộc phải gỡ bỏ các quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo vi phạm của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi tới.
Mục Lục
Dày đặc những vi phạm
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, thời gian gần đây, xuất hiện tràn lan các quảng cáo sai phạm trên không gian mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xuyên biên giới như: Facebook, Google, Youtube. Theo thống kê mới nhất của Bộ TT&TT, từ đầu năm 2018 đến tháng 6/2021, Facebook đã thực hiện chặn, gỡ 330 fanpages liên quan đến quảng cáo game cờ bạc, game đổi thưởng trên Facebook. Gỡ bỏ 72 tài khoản, fanpages liên quan đến quảng cáo buôn bán vũ khí, vật liệu gây nổ.
Cùng với Facebook, nền tảng Google cũng đã thực hiện ngăn chặn 130 video quảng cáo mua bán, săn bắn động vật hoang dã nằm trong danh sách được bảo vệ. 500 video quảng cáo, hướng dẫn chế tạo vũ khí, vật liệu gây nổ. Ngoài ra, trong năm 2021, các đơn vị chức năng cũng đã xử lý, ngăn chặn hơn 1.000 trang tin điện tử vi phạm, đăng tải các nội dung quảng cáo phản cảm, tiêu cực.
Tuy nhiên, những con số thống kê chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chưa cho thấy hết mức độ và tính chất phức tạp; khó lường của hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới. Các loại quảng cáo xuất hiện phổ biến gồm: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả, kém chất lượng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc đông y chữa bách bệnh…Thậm chí, cả những quảng cáo trá hình các game cờ bạc; cá độ bóng đá, tín dụng đen, vũ khí…cũng tràn lan, khó kiểm soát.
Quảng cáo trên trên Facebook, YouTube sẽ được siết chặt
Theo Nghị định 70/2021/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý quảng cáo xuyên biên giới sẽ tập trung về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) thay vì bị chồng chéo với Bộ VH-TT và DL như trước. Nghị định quy định những cơ sở pháp lý quan trọng để quy trách nhiệm của các bên tham gia cung cấp dịch vụ. Đặc biệt về vấn đề kiểm duyệt nội dung sản phẩm quảng cáo trước khi phát hành và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trong nghị định mới này, hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam được định nghĩa là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ở nước ngoài; cho người dùng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, họ cũng phải cung cấp thông tin về tổ chức; cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng.
Những quy định về quảng cáo tại Việt Nam
Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có quyền yêu cầu không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm theo Luật An ninh mạng và Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được thông báo vi phạm pháp luật.
Bộ TT-TT sẽ là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật. Là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm. Đồng thời có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm; gửi yêu cầu xử lý đến các tổ chức; cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT-TT; các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng; Bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.
Trong trường hợp phát hiện các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật. Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện ngăn chặn ngay các quảng cáo vi phạm.
Theo Bộ TT-TT, hiện các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới như; Google, Youtube, Facebook đang chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số tại Việt Nam. Nghị định ra đời được xem là sẽ mang lại lợi ích cho các cơ quan báo chí, truyền thông.
Ngăn chặn quảng cáo nhảm nhí
Nhiều người dân kỳ vọng quy định mới này sẽ giúp ngăn chặn quảng cáo nhảm nhí. Đặc biệt trên các nền tảng xuyên biên giới, những nội dung độc hại với trẻ em.
Tìm hiểu thêm thông tin về thế giới số.