Bạc hà là loại cây thân thảo, cao khoảng 60-80cm, có tên khoa học là Mentha Arvensis, tên tiếng anh là mint. Cây bạc hà thân vuông, màu xanh lục hoặc tím nhạt.
Bạc hà có vị cay, tính mát và chứa tinh dầu Menthol, thường được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Bạc hà chứa nhiều tinh dầu, phần lớn là tinh dầu bạc hà và tinh dầu bạc hà. Mỗi loại bạc hà sẽ có một hoạt chất tạo vị cay khác nhau. Trong cả Đông y và Tây y, bạc hà được sử dụng để làm các loại thuốc chữa bệnh, tinh dầu bạc hà được dùng để sản xuất những sản phẩm khác.
Mục Lục
Bộ phận thu hái, sử dụng, chế biến, bảo quản
+Bộ phận thu hái: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8 và tháng 11 khi cây vừa ra hoa. Có thể rửa sạch và dùng trực tiếp hoặc phơi khô (phơi trong râm, cần hạn chế ánh nắng trực tiếp).
+Bộ phận sử dụng: Dùng thân và cành mang lá của cây bạc bà.
+Chế biến: Rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt ngắn khoảng 2cm phơi trong râm cho khô hoàn toàn.
+Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.
Hàm lượng dinh dưỡng trong lá bạc hà
Bạc hà có chứa lượng nhỏ các dưỡng chất và khoáng chất như kali, magiê, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin A. Lá bạc hà có hàm lượng calo rất thấp – khoảng 25g lá tươi chỉ chứa 4 calo. Lá tươi chứa hàm lượng protein cùng chất béo không đáng kể, ngoài ra nó cũng chỉ chứa một ít carbohydrate.
Một khẩu phần 25g bạc hà thông thường chứa tổng cộng chỉ 1g carbohydrate (trong đó đã bao gồm cả 0,5g chất xơ). Chất xơ chứa trong loại lá này có các tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp hạ bớt mức cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Công dụng của bạc hà
Bạc hà còn gọi là bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (tiếng Tày). Bạc hà thuộc họ Hoa môi. Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Ở Việt Nam, có nhiều loài bạc hà khác nhau. Toàn cây bạc hà đều có thể sử dụng được.
Thành phần hoạt chất: Trong bạc hà tinh chất phổ biến nhất là các tinh dầu (menthol, pinene, camphene, limonine), các hợp chất đắng (piperitone, pieritenone, pulegone), và một số hoạt chất khác. Các hoạt chất trong cây bạc hà có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giãn cơ, chống co giật, làm giãn mạch, sát trùng, làm tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt… Vì vậy bạc hà là vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Tinh dầu bạc hà được dùng rộng rãi trong các chế phẩm dược dụng hiện đại, do mùi thơm và tính dễ khuyếch tán bay hơi. Bạc hà có nhiều tác dụng trị liệu.
Bạc hà có vị cay, tính mát; vào tâm, phế.
Công năng chủ trị: Sơ tán phong nhiệt, giải độc thấu ban; dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu viêm kết mạc mắt, viêm mũi, ngạt mũi, đau sưng họng, đậu sởi, mề đay, ban chẩn.
Liều dùng: 4 – 16g; Nấu, hãm, sắc.
Kiêng kỵ: Phàm khí hư, huyết táo, can dương hơi lên, biểu hư, tự ra mồ hôi đều không nên dùng. Trong thời gian uống thuốc kiêng ăn cua và cá.
Những bài thuốc trị bệnh từ bạc hà
– Tán nhiệt, giải biểu:
+ Thang Thanh giải: Bạc hà 8g, thuyền thoái (bỏ chân) 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Sắc uống. Chữa các chứng cảm mạo mới phát với các chứng phong nhiệt ở biểu.
+ Bột thạch cao bạc hà: Thạch cao sống 40g, bạc hà diệp 20g. Nghiền thật mịn. Mỗi lần uống 2g đến 3g. Ngày uống 3 lần, uống với nước nóng và uống nhiều nước. Trị sốt, sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.
-Trừ phong, giảm đau:
Thang tổng phương lục vị: Bạc hà 4g, cát cánh 8g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, cương tằm 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Dùng trong trường hợp phong nhiệt sinh ra đau đầu, đỏ mắt, yết hầu sưng đau.
+ Bạc hà 4g, ngưu bàng tử 12g, thuyền thoái 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị sởi chưa mọc.
+ Có thể phối hợp với tía tô, hoắc hương. Uống liền trong 3 ngày để phòng bệnh cúm.
Một số món hỗ trợ trị bệnh dễ làm từ bạc hà
– Xi-rô bạc hà: Bạc hà 16g. Cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, cho thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.
– Bạc hà thuyền thoái tán: Bạc hà, xác ve sầu, liều lượng đều nhau, sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g với nước ấm pha chút rượu. Dùng cho các trường hợp nổi ban, mề đay, sẩn ngứa.
– Đường phèn chế bạc hà đậu xị: Bạc hà 8g, đạm đậu xị 9g, đường phèn 10g. Nấu hãm nước cho uống ngày 1 lần. Dùng đợt 3 – 5 ngày. Dùng cho các trường hợp ù tai điếc tai, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu có kèm theo sốt nóng, sợ lạnh, đau mỏi toàn thân.
– Nước hãm gừng bạc hà: Bạc hà 8g, gừng tươi 6g, đường phèn vừa đủ. Gừng tươi thái lát cho vào ấm pha trà cùng với bạc hà, đường, cho nước sôi hãm uống. Đợt dùng 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp nhức đầu, mờ mắt, giảm thị lực.
– Bạc hà cúc hoa trà: Bạc hà 6g, cúc hoa 10g, cát cánh 10g, sơn tra 10g, mật ong lượng thích hợp. Cho nước sôi pha hãm, uống thay chè. Mỗi ngày 1 -2 lần. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng.