Mới đây đã phát hiện bằng chứng đầu tiên về hành tinh ngoài dải Ngân Hà được những nhà thiên văn học tìm thấy qua quá trình chuyển tiếp trong đó hành tinh này đi qua phía trước ngôi sao, chặn một phần ánh sáng của ngôi sao và tạo ra mức độ giảm ánh sáng đặc trưng mà kính thiên văn có thể phát hiện được nó. Đây là kỹ thuật thường được dùng để phát hiện ngoại hành tinh. Đây là hành tinh đầu tiên ngoài thiên hà chứa Trái đất, với kích thước như sao Thổ và cách sao chủ gần gấp đôi khoảng cách giữa Mặt trời với sao Thổ.
Mục Lục
Hành tinh đầu tiên ngoài dải Ngân hà
Các chuyên gia đã sử dụng đài quan sát Chandra X-Ray của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và kính viễn vọng XMN-Newton của Cơ quan không gian châu Âu có thể đã phát hiện ra hành tinh nằm ở thiên hà hình xoắn ốc Messier 51 (M51), còn được gọi là thiên hà Whirlpool.
Gần 5.000 “ngoại hành tinh” – những thế giới quay quanh những ngôi sao ngoài Mặt trời. Đã được tìm thấy cho đến thời điểm hiện tại, nhưng tất cả chúng đều nằm trong dải Ngân hà. Tất cả các ngoại hành tinh từng được phát hiện từ trước tới nay (khoảng hơn 4.000 ngoại hành tinh) đều nằm trong dải Ngân Hà, phần lớn đều cách Trái Đất chưa đến 3.000 năm ánh sáng.
Khối lượng của hành tinh ngoài dải Ngân hà
Tuyên bố của NASA cho biết, nếu được xác nhận, hành tinh mới này có thể nằm ở xa hơn hàng nghìn lần so với các ngoại hành tinh trong dải Ngân Hà. “Chúng tôi đang cố gắng mở ra một chương hoàn toàn mới. Tìm kiếm các hành tinh mới ở các thế giới mới bằng sóng dài X-ray. Chiến lược này có thể khiến việc phát hiện hành tinh mới ở các thiên hà khác trở nên khả thi hơn”, Rosanne Di Stefano, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn tại Đại học Havard, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Hành tinh mới này có thể là một phần của hệ sao M51-ULS-1. Hệ sao này có một hố đen hoặc một ngôi sao neutron. Và một ngôi sao đồng hành có khối lượng gấp khoảng 20 lần Mặt Trời. Hành tinh mới có kích thước tương đương sao Thổ. Quay quanh ngôi sao neutron hoặc hố đen. Ở khoảng cách gấp 2 lần khoảng cách từ sao Thổ tới Mặt trời. Các nhà khoa học cần có thêm dữ liệu để xác định về sự tồn tại của hành tinh này.
Săn tìm hành tinh trong tương lai
Hệ nhị phân M51-ULS-1 chứa một hố đen hoặc sao neutron. Quay quanh ngôi sao đồng hành có khối lượng gấp 20 lần Mặt trời. Sao neutron là lõi sụp đổ của những gì từng là một ngôi sao khổng lồ. Quá trình chuyển tiếp kéo dài khoảng 3 giờ. Trong thời gian đó phát xạ tia X giảm xuống còn 0.
Dựa trên thông tin này cùng những thông tin khác, các nhà thiên văn học ước tính hành tinh ứng viên vừa phát hiện có kích thước tương đương sao Thổ và quay quanh sao neutron hoặc hố đen ở khoảng cách gấp đôi so với khoảng cách của Mặt trời và sao Thổ.
Tiến sĩ Di Stefano nhận định, các kỹ thuật đã rất thành công trong tìm kiếm những ngoại hành tinh trong dải Ngân hà không phát huy tác dụng khi quan sát những thiên hà khác. Điều này có một phần là do khoảng cách quá lớn. Khiến lượng ánh sáng chiếu tới kính thiên văn bị giảm. Đồng thời khoảng cách này cũng khiến nhiều vật thể khi quan sát từ Trái đất bị dồn vào trong một không gian nhỏ. Gây khó khăn cho việc phân tích từng ngôi sao riêng lẻ.
Theo dõi tolemis.com để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!