Cây Xương sông là loại rau rất được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Theo y học cổ truyền, xương sông có vị đắng, tính ấm, có tác dụng khử mùi hôi tanh, khu phong trừ thấp, chỉ viêm kết mạc, thông kinh lạc, hóa đàm thấp, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng để chữa cảm mạo, ho, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mề đay… Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá cây Bánh tẻ dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.
Mục Lục
Mô tả dược liệu
Đặc điểm thực vật
Cây xương sông là thực vật thân thảo, sống khoảng 2 năm, chiều cao từ 0.6 – 2m. Thân cây mọc thẳng, có rãnh chạy dọc thân. Lá có hình trứng thuôn dài, hai đầu nhọn, mép có răng cưa, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc.
Hoa mọc thành cụm, ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Cây ra hoa vào tháng 1 – 2 và sai quả vào tháng 4 – 5 hằng năm.
Bộ phận dùng
Lá cây xương sông được dùng để làm thực phẩm và làm thuốc. Có một số nơi dùng cả thân cây.
Phân bố
Cây mọc hoang ở ven rừng hoặc ven vệ đường, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Ở nước ta, xương sông được trồng nhiều để làm rau gia vị và làm thuốc.
Thu hái – sơ chế
Thu hái lá quanh năm. Khi hái về, có thể dùng sống hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng gió.
Vị thuốc xương sông
Tính vị
Vị cay, tính bình.
Qui kinh
Chưa có nghiên cứu.
Tác dụng dược lý và chủ trị
Theo y học hiện đại:
- Điều trị ho hen, đau họng, cảm cúm, sổ mũi và viêm họng.
Theo Đông y:
- Tác dụng trừ tanh hôi, tiêu thũng chỉ thống, tiêu đàm thấp, khu phong trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc, kích thích tiêu hóa.
- Chủ trị trúng phong hàn, ho suyễn, nôn mửa, mẩn ngứa, cấm khẩu,…
>>> Truy cập thêm các thông tin hay khác tại tolemis.com
Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng lá xương sống trực tiếp hoặc dùng ngoài, ngâm, cách thủy,… Chưa có đủ tài liệu để khuyến cáo liều dùng mỗi ngày. Nếu có ý định dùng lá xương sống trong điều trị dài hạn, bạn nên tham vấn y khoa.
Xương sông có công dụng gì?
Xương sông còn có tên khác là xang sông, hoạt lộc thảo.
Tên khoa học là Blumea myriocephala DC., họ Cúc (Asteraceae).
Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Lá non để ăn; lá bánh tẻ làm thuốc. Lá non gói chả hay nấu cá, thịt.
Thành phần hóa học: Xương sông có tinh dầu (khoảng 0,24%), thành phần chủ yếu: Methylthymol (94,96%). Tinh dầu xương sông có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc.
Khi thời tiết thay đổi mà tấu lý (lỗ chân lông) không kín đáo, vệ khí (phân bổ khắp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tà khí) không vững vàng thì hàn tà dễ xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: Sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm; vào kinh phế.
Công năng chủ trị: Xương sông có tác dụng trừ tanh hôi, tiêu đờm thấp, giúp tiêu hóa; chữa ho sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, nôn mửa, đầy bụng, ho gà, viêm họng…
Các bài thuốc trị bệnh
Chữa sởi, ho sốt kéo dài ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới; liều lượng bằng nhau (8 – 10g). Sắc uống. Nếu đại tiện lỏng, tiêu chảy thì giảm bớt chua me đất (Nam dược thần hiệu).
Chữa trúng phong hàn cấm khẩu: Lá xương sông, lá xương bồ tươi. Giã nát hòa với nước nóng hoặc sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa sốt cao, co giật, thở gấp ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất. Giã nát, thêm nước nóng, ép vắt lấy nước cho uống.
Chữa nổi mẩn ngứa khắp người: Lá xương sông, lá khế, liều lượng bằng nhau 2 phần, lá chua me 1 phần (bằng một nửa). Giã nát, ép nước cho uống; bã dùng để xoa ngoài
Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: Ngậm nước xương sông trong miệng.
Theo tài liệu nước ngoài: Nước sắc xương sông chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng; lá hoặc cả cây là thuốc cho ra mồ hôi, chữa viêm họng, viêm phế quản, loét miệng. Ở Malaysia, lá giã nát, sao nóng chườm lên những chỗ đau nhức, chữa thấp khớp.
Những món ăn chữa bệnh từ xương sông
+ Chả thịt rắn: Rắn, rau ngổ, lá xương sông và lá lốt. Rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngổ và lá xương sông, vo viên, bọc lá xương sông hay lá lốt, nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác. Trị phong thấp.
+ Chả trai nướng: Lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Nướng. Có tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
+ Thịt bò gói xương sông: Nướng trên bếp. Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ cao trong máu.